Khác biệt giữa bột matcha trong trà đạo và bột matcha dùng trong pha chế

Matcha trong nghi thức trà đạo thanh tịnh và matcha trong sáng tạo ẩm thực hiện đại. Loại nào sẽ phù hợp với bạn hơn?
Ngày cập nhật: 07/05/2025

Bột trà xanh Matcha là gì?

Ngày nay, bột matcha không còn xa lạ trong đời sống hiện đại – từ ly matcha latte sáng tạo ở quán cà phê đến chiếc bánh mousse thơm lừng tại tiệm bánh gần nhà. Nhưng ít ai biết rằng loại bột trà xanh ấy lại có một bề dày văn hóa hơn 800 năm, bắt nguồn từ Nhật Bản xứ sở mặt trời mọc.

Matcha là loại bột trà xanh được nghiền siêu mịn từ lá trà Tencha – một loại lá được trồng theo cách đặc biệt: che nắng 20-30 ngày trước khi thu hoạch để tăng cường hàm lượng diệp lục (chlorophyll) và axit amin L-theanine. Sau khi hái, lá được hấp, sấy và loại bỏ gân, cuống chỉ giữ lại phần thịt lá non rồi đem nghiền mịn bằng cối đá granite truyền thống.

Matcha-13.jpg

Bột matcha mang giá trị dinh dưỡng cao nhờ canh tác che chắn khỏi ánh nắng mặt trời

Khác với trà xanh thông thường chỉ pha lấy nước, matcha được uống toàn bộ phần lá trà ở dạng bột, mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cũng vì thế, chất lượng matcha phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu lá trà, quy trình sản xuất cũng như mục đích sử dụng. Đây cũng là lý do matcha được chia thành nhiều phẩm cấp khác nhau, trong đó có ceremonial grade - loại dùng trong Trà đạo và culinary grade - loại dùng trong pha chế.\

Trà đạo Nhật Bản và Ceremonial Grade – phẩm cấp matcha dùng trong Trà đạo

Trà đạo là gì? Ý nghĩa của trà đạo với người Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản (茶道 - sadō) không đơn giản chỉ là uống trà mà còn là một nghi thức mang đậm chất thiền, nơi mỗi động tác từ rót nước, khuấy trà cho đến mời khách đều chứa đựng sự tôn trọng, tĩnh tại và kết nối với thiên nhiên.

Triết lý cốt lõi của trà đạo nằm trong bốn chữ: 和 - 敬 - 清 - 寂 (Wa - Kei - Sei - Jaku)

  • Hòa (和): hòa hợp giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên

  • Kính (敬): lòng kính trọng và khiêm nhường

  • Thanh (清): sự thanh khiết, trong lành từ không gian đến tâm hồn

  • Tịch (寂): sự tĩnh lặng, sâu lắng để cảm nhận cuộc sống

Matcha-1.jpg

Trà đạo không chỉ đơn giản là uống trà mà còn là một nghi thức truyền thống của người Nhật

Với người Nhật, trà đạo không chỉ là một nét văn hóa truyền thống mà còn là cách sống, là biểu hiện của sự tinh tế, điềm đạm và biết trân trọng hiện tại. Trong một xã hội vốn luôn coi trọng sự kỷ luật và hài hòa, thì không gian trà đạo như một khoảng lặng quý giá, nơi con người có thể thể hiện lòng thành, sự biết ơn và sự gắn kết với người khác thông qua từng động tác nhỏ.

Ceremonial Grade – phẩm cấp matcha dùng trong Trà đạo

Trong trà đạo, không phải loại bột matcha nào cũng sử dụng được, chỉ có matcha ceremonial grade loại cao cấp nhất mới đạt tiêu chuẩn để xuất hiện trong nghi thức này.

Matcha-2.jpg

Matcha trong trà đạo có phẩm cấp cao nhất với màu xanh ngọc sáng, hương vị tươi mát

Ceremonial grade matcha sản xuất từ những lá trà non nhất ở ngọn cây, được thu hoạch vào đầu mùa xuân. Những lá trà này có hàm lượng L-theanine cao nên tạo ra vị umami thanh nhẹ, ít vị đắng chát. Một số đặc trưng có thể dùng để nhận biết loại Ceremonial grade matcha:

  • Màu xanh ngọc sáng rực rỡ

  • Hương thơm tươi mát, thoảng mùi cỏ non

  • Bột mịn như phấn

  • Vị trà ngọt hậu, thanh tao, không chát

Matcha-3.jpg

Mỗi giờ, cối đá Granite chỉ nghiền được khoảng 30–40g matcha

Một điểm đặc biệt là loại matcha này sẽ được nghiền bằng cối đá granite – một cách làm cực kỳ chậm rãi để giữ nguyên hương vị và chất lượng của lá trà. Quá trình nghiền chậm nên năng suất sản lượng sẽ thấp hơn các loại trà khác, mỗi giờ chỉ nghiền được khoảng 30–40g matcha vì vậy giá thành của ceremonial grade matcha thường khá cao.

Nghệ thuật pha matcha trong trà đạo Nhật Bản

Trong nghi lễ trà đạo truyền thống của Nhật Bản, matcha được chuẩn bị với 2 nguyên liệu đơn giản: bột matcha và nước.

Matcha-4.jpg

Có 2 cách pha matcha trong Trà đạo: Koicha và Usucha

Thông thường sẽ có 2 hình thức pha: Usucha và Koicha. Usucha (薄茶), dịch theo âm hán việt là “bạc trà”. “Bạc” có nghĩa là mỏng, nhẹ, nhạt. Đối lập là Koicha (濃茶), dịch theo âm hán việt là “nồng trà”. “Nồng” ở đây có nghĩa là đậm, đặc. Do khi pha Koicha, lượng trà sẽ nhiều hơn và lượng nước sẽ ít hơn khi pha Usucha.

Matcha-5.jpg

Bộ dụng cụ cần thiết để pha matcha gồm: Chawan, chasen và chashaku

Cả hai hình thức đều cần các dụng cụ sau: bát trà Nhật Bản (chawan), chổi đánh trà bằng tre (chasen) và một chiếc thìa gỗ (chashaku).

Cách pha trà theo hình thức Usucha:

1/ Đun sôi nước khoáng, rồi để nguội tự nhiên đến khoảng 80°C – nhiệt độ lý tưởng để không làm hỏng hương vị của matcha.

2/ Ngâm chổi tre Chasen trong nước nóng khoảng 1 phút để làm mềm và giúp lông chổi không bị gãy khi đánh trà.

3/ Dùng thìa tre Chashaku lấy khoảng 1.5 muỗng nhỏ bột matcha (tương đương 1-2g), cho vào chén trà Chawan đã được làm nóng trước đó.

4/ Thêm từ từ khoảng 60ml nước ấm, sau đó dùng Chasen đánh trà theo hình chữ “M” hoặc “W” trong khoảng 15–20 giây để đánh tan hoàn toàn bột matcha và tạo lớp bọt mịn, đều màu xanh ngọc trên bề mặt.

Matcha-7.jpg

Kĩ thuật đánh trà theo hình chữ “M” hoặc “W” khi pha Usucha

5/ Khi bọt đã lên đều, giảm tốc độ đánh để làm “mịn” bề mặt, rồi nhẹ nhàng rút chổi ra khỏi trà.

6/ Thưởng thức ngay khi trà còn nóng, nên uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận trọn vẹn vị thanh mát, hậu ngọt đặc trưng của matcha ceremonial.

Cách pha trà theo hình thức Koicha:

1/ Đun sôi nước khoáng, sau đó để nguội khoảng 1 phút cho đến khi đạt nhiệt độ khoảng 80°C.

2/ Ngâm chổi Chasen trong nước nóng để làm mềm và làm sạch lông chổi.

3/ Dùng thìa tre Chashaku lấy khoảng 3 muỗng bột matcha (tương đương 3–4g), cho vào chén Chawan.

4/ Thêm từ từ khoảng 30ml nước ấm, vừa đủ để hòa tan trà nhưng vẫn giữ độ đặc sánh.

5/ Không đánh mạnh như Usucha, thay vào đó dùng Chasen khuấy nhẹ theo vòng tròn – như khi đang đảo một nồi súp – để trà dần hòa quyện thành hỗn hợp mịn, bóng, sánh đặc như lớp sơn phủ.

Matcha-8.jpg

Kĩ thuật đánh trà theo vòng tròn khi pha Koicha

6/ Khi bề mặt trà trở nên mượt và óng ánh, đã đến lúc thưởng trà. Koicha thường được chuyền chung trong một chén để thể hiện sự kết nối, gắn bó giữa chủ trà và khách trong buổi trà đạo.

Culinary Grade Matcha dùng trong pha chế – linh hoạt và phổ biến

Culinary grade matcha là gì?

Nếu ceremonial grade là “nghệ sĩ cổ điển” trong các buổi trà đạo trang nghiêm, thì culinary grade matcha lại chính là “ngôi sao sáng” trong thế giới ẩm thực và đồ uống hiện đại.

Loại matcha này được sản xuất từ những lá trà già hơn, thường nằm ở phần dưới cây trà – nơi ít tiếp xúc với ánh sáng. Lá già chứa nhiều catechin (chất chống oxy hóa mạnh), tạo nên vị đậm, hơi chát, cực kỳ lý tưởng khi kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa, bơ, kem, đường… vì không bị “lép vế” trong hương vị.

Matcha-9.jpg

Ceremonial matcha và Culinary matcha có thể dễ dàng phân biệt qua màu sắc

Một số đặc trưng có thể dùng để nhận biết Culinary grade matcha:

  • Màu xanh đậm, đôi khi hơi ngả vàng

  • Hương vị đậm đà, hậu đắng nhẹ

  • Bột không mịn như Ceramonial grade matcha, hạt hơi thô

Culinary matcha thường được xay bằng máy nghiền công nghiệp, giúp tối ưu năng suất và chi phí. Điều này khiến culinary matcha “được lòng” giới pha chế khi dễ phối hợp, dễ sáng tạo, giá thành hợp lý – phù hợp từ người yêu bếp đến các quán cà phê, nhà hàng hiện đại.

Ứng dụng đa dạng của culinary matcha trong pha chế

Không thể phủ nhận, culinary matcha chính là linh hồn của hàng loạt món ăn, đồ uống “gây nghiện” hiện nay:

  • Matcha Latte: Khi kết hợp với sữa tươi và chút đường, matcha tạo nên hương vị thơm ngậy, dễ uống, vừa giữ được vị trà xanh vừa thân thiện với khẩu vị số đông.

  • Bánh matcha: Từ bánh quy giòn tan đến bánh bông lan xốp mềm, matcha mang lại màu sắc tự nhiên và hương vị thanh mát, kết hợp tuyệt vời cùng bơ, trứng, kem tươi.

  • Kem matcha: Vị kem mát lạnh, béo ngậy nhưng không hề ngán – nhờ độ thanh nhẹ đặc trưng của trà xanh. Một lựa chọn gây thương nhớ cho những ai yêu ẩm thực Nhật

  • Smoothie, detox matcha: Pha cùng chuối, sữa hạt, yến mạch hoặc bơ đậu phộng – bạn sẽ có một ly smoothie vừa healthy vừa ngon miệng, tiếp thêm năng lượng mà vẫn giữ dáng.

  • Mặt nạ dưỡng da: Một số bạn còn dùng culinary matcha làm mặt nạ nhằm tận dụng chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm viêm, làm dịu da mụn, dưỡng sáng da một cách nhẹ nhàng.

Matcha-11.jpg

Culinary matcha kết hợp với sữa tạo thành Matcha Latte - thức uống gây bão giới trẻ

Matcha-10.jpg

Culinary matcha giữ được màu sắc hấp dẫn khi nướng bánh

Nên chọn loại matcha nào cho nhu cầu của bạn?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn loại matcha nào phù hợp với mình, hãy cân nhắc theo mục đích sử dụng:

Bạn yêu sự tĩnh lặng, muốn thưởng thức hương vị nguyên bản, không pha trộn? Hãy chọn ceremonial grade matcha. Loại này thích hợp để uống mỗi sáng, khi cần thư giãn, hoặc khi bạn muốn cảm nhận tinh thần của trà đạo.

Bạn là người yêu bếp, thích sáng tạo món ngon hay đơn giản là tín đồ matcha latte? Culinary matcha sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời. Đậm vị, linh hoạt và tiết kiệm – quá hoàn hảo cho nhu cầu hàng ngày!

Mẹo khi chọn mua bột matcha:

  • Quan sát màu sắc: Ceremonial có màu xanh sáng, nhìn “tươi” và mịn. Culinary thường xanh đậm hơn, đôi khi hơi ngả vàng.

  • Nguồn gốc: Ưu tiên matcha từ Uji-Kyoto, Shizuoka, Nishio (Nhật Bản) – đây là các vùng sản xuất trà nổi tiếng với chất lượng ổn định.

Matcha-14.jpg

Yanoen - thương hiệu trà lâu đời, trứ danh từ vùng trà nổi tiếng Uji, Kyoto

  • Bao bì và giá cả: Ceremonial thường đựng trong hũ nhỏ, đắt hơn. Culinary có thể gói 30-100–500g, phù hợp cho sử dụng thường xuyên.

  • Cửa hàng phân phối uy tín, chính hãng, trong đó có cửa hàng Nhật Bản Hachi Hachi với gần 18 năm kinh nghiệm bán lẻ các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật.

Matcha không chỉ là một loại bột trà xanh mà còn là cả một hành trình văn hóa – từ những nghi thức trà đạo thanh tịnh đến ly latte hiện đại mang hương vị thân quen. Ceremonial grade là sự tinh túy và nghệ thuật thưởng trà đúng điệu, trong khi đó Culinary grade là sự tiện dụng với hàng trăm công thức sáng tạo mỗi ngày. Hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại matcha này sẽ giúp bạn chọn đúng, dùng đúng, và quan trọng hơn chính là trân trọng những giá trị ẩn sau từng muỗng bột xanh nhỏ bé ấy.

Hachi Hachi tổng hợp

Bài viết cùng chuyên mục
Uống matcha mỗi ngày có tốt không? Các công dụng sức khỏe của matcha dân văn phòng nên biết
08/05/2025
Uống matcha mỗi ngày có tốt không? Khám phá ngay các công dụng tuyệt vời của matcha đối với sức khỏe dân văn phòng: từ giảm stress, tăng tập trung đến hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Chất chống oxy hoá cực mạnh EGCG trong trà xanh có tác dụng gì cho sức khỏe?
08/05/2025
EGCG trong trà xanh là chất chống oxy hoá mạnh giúp ngăn lão hoá, giảm cân, đẹp da, tăng miễn dịch. Khám phá chi tiết về lợi ích sức khỏe của EGCG qua bài viết này của Hachi Hachi!
Điểm khác nhau giữa các loại bột trà xanh. Phẩm cấp matcha được phân biệt như thế nào?
08/05/2025
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại bột trà xanh và cách phân biệt phẩm cấp matcha Nhật Bản.
Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
Khác biệt giữa bột matcha trong trà đạo và bột matcha dùng trong pha chế
Matcha trong nghi thức trà đạo thanh tịnh và matcha trong sáng tạo ẩm thực hiện đại. Loại nào sẽ phù hợp với bạn hơn?
Ngày cập nhật: 07/05/2025
Bột trà xanh Matcha là gì?

Ngày nay, bột matcha không còn xa lạ trong đời sống hiện đại – từ ly matcha latte sáng tạo ở quán cà phê đến chiếc bánh mousse thơm lừng tại tiệm bánh gần nhà. Nhưng ít ai biết rằng loại bột trà xanh ấy lại có một bề dày văn hóa hơn 800 năm, bắt nguồn từ Nhật Bản xứ sở mặt trời mọc.

Matcha là loại bột trà xanh được nghiền siêu mịn từ lá trà Tencha – một loại lá được trồng theo cách đặc biệt: che nắng 20-30 ngày trước khi thu hoạch để tăng cường hàm lượng diệp lục (chlorophyll) và axit amin L-theanine. Sau khi hái, lá được hấp, sấy và loại bỏ gân, cuống chỉ giữ lại phần thịt lá non rồi đem nghiền mịn bằng cối đá granite truyền thống.

Matcha-13.jpg

Bột matcha mang giá trị dinh dưỡng cao nhờ canh tác che chắn khỏi ánh nắng mặt trời

Khác với trà xanh thông thường chỉ pha lấy nước, matcha được uống toàn bộ phần lá trà ở dạng bột, mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cũng vì thế, chất lượng matcha phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu lá trà, quy trình sản xuất cũng như mục đích sử dụng. Đây cũng là lý do matcha được chia thành nhiều phẩm cấp khác nhau, trong đó có ceremonial grade - loại dùng trong Trà đạo và culinary grade - loại dùng trong pha chế.\

Trà đạo Nhật Bản và Ceremonial Grade – phẩm cấp matcha dùng trong Trà đạo

Trà đạo là gì? Ý nghĩa của trà đạo với người Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản (茶道 - sadō) không đơn giản chỉ là uống trà mà còn là một nghi thức mang đậm chất thiền, nơi mỗi động tác từ rót nước, khuấy trà cho đến mời khách đều chứa đựng sự tôn trọng, tĩnh tại và kết nối với thiên nhiên.

Triết lý cốt lõi của trà đạo nằm trong bốn chữ: 和 - 敬 - 清 - 寂 (Wa - Kei - Sei - Jaku)

  • Hòa (和): hòa hợp giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên

  • Kính (敬): lòng kính trọng và khiêm nhường

  • Thanh (清): sự thanh khiết, trong lành từ không gian đến tâm hồn

  • Tịch (寂): sự tĩnh lặng, sâu lắng để cảm nhận cuộc sống

Matcha-1.jpg

Trà đạo không chỉ đơn giản là uống trà mà còn là một nghi thức truyền thống của người Nhật

Với người Nhật, trà đạo không chỉ là một nét văn hóa truyền thống mà còn là cách sống, là biểu hiện của sự tinh tế, điềm đạm và biết trân trọng hiện tại. Trong một xã hội vốn luôn coi trọng sự kỷ luật và hài hòa, thì không gian trà đạo như một khoảng lặng quý giá, nơi con người có thể thể hiện lòng thành, sự biết ơn và sự gắn kết với người khác thông qua từng động tác nhỏ.

Ceremonial Grade – phẩm cấp matcha dùng trong Trà đạo

Trong trà đạo, không phải loại bột matcha nào cũng sử dụng được, chỉ có matcha ceremonial grade loại cao cấp nhất mới đạt tiêu chuẩn để xuất hiện trong nghi thức này.

Matcha-2.jpg

Matcha trong trà đạo có phẩm cấp cao nhất với màu xanh ngọc sáng, hương vị tươi mát

Ceremonial grade matcha sản xuất từ những lá trà non nhất ở ngọn cây, được thu hoạch vào đầu mùa xuân. Những lá trà này có hàm lượng L-theanine cao nên tạo ra vị umami thanh nhẹ, ít vị đắng chát. Một số đặc trưng có thể dùng để nhận biết loại Ceremonial grade matcha:

  • Màu xanh ngọc sáng rực rỡ

  • Hương thơm tươi mát, thoảng mùi cỏ non

  • Bột mịn như phấn

  • Vị trà ngọt hậu, thanh tao, không chát

Matcha-3.jpg

Mỗi giờ, cối đá Granite chỉ nghiền được khoảng 30–40g matcha

Một điểm đặc biệt là loại matcha này sẽ được nghiền bằng cối đá granite – một cách làm cực kỳ chậm rãi để giữ nguyên hương vị và chất lượng của lá trà. Quá trình nghiền chậm nên năng suất sản lượng sẽ thấp hơn các loại trà khác, mỗi giờ chỉ nghiền được khoảng 30–40g matcha vì vậy giá thành của ceremonial grade matcha thường khá cao.

Nghệ thuật pha matcha trong trà đạo Nhật Bản

Trong nghi lễ trà đạo truyền thống của Nhật Bản, matcha được chuẩn bị với 2 nguyên liệu đơn giản: bột matcha và nước.

Matcha-4.jpg

Có 2 cách pha matcha trong Trà đạo: Koicha và Usucha

Thông thường sẽ có 2 hình thức pha: Usucha và Koicha. Usucha (薄茶), dịch theo âm hán việt là “bạc trà”. “Bạc” có nghĩa là mỏng, nhẹ, nhạt. Đối lập là Koicha (濃茶), dịch theo âm hán việt là “nồng trà”. “Nồng” ở đây có nghĩa là đậm, đặc. Do khi pha Koicha, lượng trà sẽ nhiều hơn và lượng nước sẽ ít hơn khi pha Usucha.

Matcha-5.jpg

Bộ dụng cụ cần thiết để pha matcha gồm: Chawan, chasen và chashaku

Cả hai hình thức đều cần các dụng cụ sau: bát trà Nhật Bản (chawan), chổi đánh trà bằng tre (chasen) và một chiếc thìa gỗ (chashaku).

Cách pha trà theo hình thức Usucha:

1/ Đun sôi nước khoáng, rồi để nguội tự nhiên đến khoảng 80°C – nhiệt độ lý tưởng để không làm hỏng hương vị của matcha.

2/ Ngâm chổi tre Chasen trong nước nóng khoảng 1 phút để làm mềm và giúp lông chổi không bị gãy khi đánh trà.

3/ Dùng thìa tre Chashaku lấy khoảng 1.5 muỗng nhỏ bột matcha (tương đương 1-2g), cho vào chén trà Chawan đã được làm nóng trước đó.

4/ Thêm từ từ khoảng 60ml nước ấm, sau đó dùng Chasen đánh trà theo hình chữ “M” hoặc “W” trong khoảng 15–20 giây để đánh tan hoàn toàn bột matcha và tạo lớp bọt mịn, đều màu xanh ngọc trên bề mặt.

Matcha-7.jpg

Kĩ thuật đánh trà theo hình chữ “M” hoặc “W” khi pha Usucha

5/ Khi bọt đã lên đều, giảm tốc độ đánh để làm “mịn” bề mặt, rồi nhẹ nhàng rút chổi ra khỏi trà.

6/ Thưởng thức ngay khi trà còn nóng, nên uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận trọn vẹn vị thanh mát, hậu ngọt đặc trưng của matcha ceremonial.

Cách pha trà theo hình thức Koicha:

1/ Đun sôi nước khoáng, sau đó để nguội khoảng 1 phút cho đến khi đạt nhiệt độ khoảng 80°C.

2/ Ngâm chổi Chasen trong nước nóng để làm mềm và làm sạch lông chổi.

3/ Dùng thìa tre Chashaku lấy khoảng 3 muỗng bột matcha (tương đương 3–4g), cho vào chén Chawan.

4/ Thêm từ từ khoảng 30ml nước ấm, vừa đủ để hòa tan trà nhưng vẫn giữ độ đặc sánh.

5/ Không đánh mạnh như Usucha, thay vào đó dùng Chasen khuấy nhẹ theo vòng tròn – như khi đang đảo một nồi súp – để trà dần hòa quyện thành hỗn hợp mịn, bóng, sánh đặc như lớp sơn phủ.

Matcha-8.jpg

Kĩ thuật đánh trà theo vòng tròn khi pha Koicha

6/ Khi bề mặt trà trở nên mượt và óng ánh, đã đến lúc thưởng trà. Koicha thường được chuyền chung trong một chén để thể hiện sự kết nối, gắn bó giữa chủ trà và khách trong buổi trà đạo.

Culinary Grade Matcha dùng trong pha chế – linh hoạt và phổ biến

Culinary grade matcha là gì?

Nếu ceremonial grade là “nghệ sĩ cổ điển” trong các buổi trà đạo trang nghiêm, thì culinary grade matcha lại chính là “ngôi sao sáng” trong thế giới ẩm thực và đồ uống hiện đại.

Loại matcha này được sản xuất từ những lá trà già hơn, thường nằm ở phần dưới cây trà – nơi ít tiếp xúc với ánh sáng. Lá già chứa nhiều catechin (chất chống oxy hóa mạnh), tạo nên vị đậm, hơi chát, cực kỳ lý tưởng khi kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa, bơ, kem, đường… vì không bị “lép vế” trong hương vị.

Matcha-9.jpg

Ceremonial matcha và Culinary matcha có thể dễ dàng phân biệt qua màu sắc

Một số đặc trưng có thể dùng để nhận biết Culinary grade matcha:

  • Màu xanh đậm, đôi khi hơi ngả vàng

  • Hương vị đậm đà, hậu đắng nhẹ

  • Bột không mịn như Ceramonial grade matcha, hạt hơi thô

Culinary matcha thường được xay bằng máy nghiền công nghiệp, giúp tối ưu năng suất và chi phí. Điều này khiến culinary matcha “được lòng” giới pha chế khi dễ phối hợp, dễ sáng tạo, giá thành hợp lý – phù hợp từ người yêu bếp đến các quán cà phê, nhà hàng hiện đại.

Ứng dụng đa dạng của culinary matcha trong pha chế

Không thể phủ nhận, culinary matcha chính là linh hồn của hàng loạt món ăn, đồ uống “gây nghiện” hiện nay:

  • Matcha Latte: Khi kết hợp với sữa tươi và chút đường, matcha tạo nên hương vị thơm ngậy, dễ uống, vừa giữ được vị trà xanh vừa thân thiện với khẩu vị số đông.

  • Bánh matcha: Từ bánh quy giòn tan đến bánh bông lan xốp mềm, matcha mang lại màu sắc tự nhiên và hương vị thanh mát, kết hợp tuyệt vời cùng bơ, trứng, kem tươi.

  • Kem matcha: Vị kem mát lạnh, béo ngậy nhưng không hề ngán – nhờ độ thanh nhẹ đặc trưng của trà xanh. Một lựa chọn gây thương nhớ cho những ai yêu ẩm thực Nhật

  • Smoothie, detox matcha: Pha cùng chuối, sữa hạt, yến mạch hoặc bơ đậu phộng – bạn sẽ có một ly smoothie vừa healthy vừa ngon miệng, tiếp thêm năng lượng mà vẫn giữ dáng.

  • Mặt nạ dưỡng da: Một số bạn còn dùng culinary matcha làm mặt nạ nhằm tận dụng chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm viêm, làm dịu da mụn, dưỡng sáng da một cách nhẹ nhàng.

Matcha-11.jpg

Culinary matcha kết hợp với sữa tạo thành Matcha Latte - thức uống gây bão giới trẻ

Matcha-10.jpg

Culinary matcha giữ được màu sắc hấp dẫn khi nướng bánh

Nên chọn loại matcha nào cho nhu cầu của bạn?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn loại matcha nào phù hợp với mình, hãy cân nhắc theo mục đích sử dụng:

Bạn yêu sự tĩnh lặng, muốn thưởng thức hương vị nguyên bản, không pha trộn? Hãy chọn ceremonial grade matcha. Loại này thích hợp để uống mỗi sáng, khi cần thư giãn, hoặc khi bạn muốn cảm nhận tinh thần của trà đạo.

Bạn là người yêu bếp, thích sáng tạo món ngon hay đơn giản là tín đồ matcha latte? Culinary matcha sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời. Đậm vị, linh hoạt và tiết kiệm – quá hoàn hảo cho nhu cầu hàng ngày!

Mẹo khi chọn mua bột matcha:

  • Quan sát màu sắc: Ceremonial có màu xanh sáng, nhìn “tươi” và mịn. Culinary thường xanh đậm hơn, đôi khi hơi ngả vàng.

  • Nguồn gốc: Ưu tiên matcha từ Uji-Kyoto, Shizuoka, Nishio (Nhật Bản) – đây là các vùng sản xuất trà nổi tiếng với chất lượng ổn định.

Matcha-14.jpg

Yanoen - thương hiệu trà lâu đời, trứ danh từ vùng trà nổi tiếng Uji, Kyoto

  • Bao bì và giá cả: Ceremonial thường đựng trong hũ nhỏ, đắt hơn. Culinary có thể gói 30-100–500g, phù hợp cho sử dụng thường xuyên.

  • Cửa hàng phân phối uy tín, chính hãng, trong đó có cửa hàng Nhật Bản Hachi Hachi với gần 18 năm kinh nghiệm bán lẻ các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật.

Matcha không chỉ là một loại bột trà xanh mà còn là cả một hành trình văn hóa – từ những nghi thức trà đạo thanh tịnh đến ly latte hiện đại mang hương vị thân quen. Ceremonial grade là sự tinh túy và nghệ thuật thưởng trà đúng điệu, trong khi đó Culinary grade là sự tiện dụng với hàng trăm công thức sáng tạo mỗi ngày. Hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại matcha này sẽ giúp bạn chọn đúng, dùng đúng, và quan trọng hơn chính là trân trọng những giá trị ẩn sau từng muỗng bột xanh nhỏ bé ấy.

Hachi Hachi tổng hợp

Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
Zalo