Thư pháp - Nghệ thuật truyền thống bởi bút lông và mực đen ở Nhật Bản

Nhật Bản có các loại hình nghệ thuật, văn hóa truyền thống đa dạng được kế thừa và truyền lại qua nhiều năm. "Thư pháp" cũng là 1 trong số đó, đây là văn hóa truyền thống viết chữ theo kiểu chữ được quy định về ký tự,...Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về thư pháp Nhật Bản.
15/11/2021


Nghệ thuật truyền thống của Nhật "Thư pháp" là gì?


Thư pháp là văn hóa truyền thống của Nhật Bản sử dụng mực và bút lông là dụng cụ để viết được dùng từ xa xưa, thể hiện chữ Kanji và ký tự một cách nghệ thuật. Khởi nguồn của thư pháp là Trung Quốc nhưng tại Nhật Bản có sự sáng tạo để viết cả các ký tự của Nhật được biến đổi từ chữ Kanji. Thời gian đầu, người ta hay viết chữ chú trọng tính thực tiễn. Nhưng cùng với sự phát triển của văn hóa đã tạo ra cách thể hiện mang tính thẩm mỹ cao. 

Vào khoảng thế ký 6~7 thì thư pháp và kỹ thuật viết thư pháp là môn học cần thiết không thể thiếu đối với giới quý tộc và võ sĩ đạo là những người thống trị Nhật Bản. Truyền thống và kỹ thuật đó cùng với thời gian được mở rộng ra cả tầng lớp phổ thông, hiện nay, thư pháp không chỉ được xem như tác phẩm nghệ thuật mà còn thâm nhập vào cuộc sống của người Nhật, ví dụ như viết bưu thiếp chúc mừng năm mới (※1) bằng bút lông và mực đen.

※1: Bưu thiếp chúc mừng năm mới....là bưu thiếp sử dụng các tấm thẻ hay bưu thiếp của bưu điện để gửi chúc mừng vào năm mới.

 

Tìm hiểu về "Bút lông" và "Giấy Nhật" sử dụng trong thư pháp


Bút lông và giấy Nhật là những thứ cần thiết không thể thiếu trong thư pháp. Mặc dù chỉ là "Bút lông" nhưng bút được sử dụng trong thư pháp cũng có nhiều loại khác nhau sử dụng lông dê, chồn, ngựa,...Lông mềm như lông dê được sử dụng khi viết chữ mềm mại, ngược lại lông cứng như lông chồn, lông ngựa,...được sử dụng khi viết chữ cứng.


Giấy Nhật là loại giấy được sản xuất theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Giấy Nhật thường được sản xuất từ nguyên liệu thực vật như cây gai dầu, cây dâu tằm,...Các dụng cụ này có thể tìm thấy ở cửa hàng văn phòng phẩm hoặc "Tokyu Hands". Các bạn có muốn mua thử mang về làm quà hoặc để thử sức với thư pháp không? 


Có vô số ký tự đẹp


Các bạn có biết trong số các ký tự được viết trong thư pháp dù cùng 1 chữ Kanji hay chữ Nhật thì cũng có rất nhiều loại khác nhau không?

"Kaisho" là kiểu viết chính xác, nắn nót từng chữ Kanji, chữ Nhật theo phương thẳng đứng. "Gyosho" là cách viết phá vỡ các nét, các điểm trong Kaisho. Ngoài ra còn có nhiều cách viết khác nhau như "Sosho" là kiểu ký tự tự do nhất, biến đổi đa dạng nét cong. Kiểu nào cũng mang tính nghệ thuật và rất đẹp. Ngoài ra cũng có nhiều loại khác nhau cho từng loại giấy sử dụng.

 

Thưởng thức thư pháp  

Tại Nhật có nhiều địa điểm mà ngay cả du khách nước ngoài đến Nhật cũng có thể trải nghiệm thực tế thư pháp, hoặc xem và thưởng thức thư pháp. Tôi xin giới thiệu 2 địa điểm sau đây.

 

Bảo tàng Mitsuo Aida

 

  

Bảo tàng Mitsuo Aida là nơi trưng bày các tác phẩm của Mitsuo Aida, vừa là một nhà thư pháp vừa là nhà thơ. Aida rất yêu thích thư pháp và Tanka (thể thơ của Nhật Bản) từ thời trung học, đến năm 18 tuổi, ông đã gặp thầy giáo trong môn Thiền (※2) và chịu ảnh hưởng bởi Thiền. Những lời nhắn nhủ tác động thẳng đến trái tim của mỗi người hiện nay vẫn được mọi người yêu thích. 

Toàn bộ tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng đều được giải thích bằng tiếng Anh, vì vậy ngay cả du khách nước ngoài cũng có thể thưởng thức được ý nghĩa của bài thơ mà không chỉ có nét cá tính và vẻ đẹp của mỗi ký tự.

※2:Thiền……1 phái của Phật giáo. Có đặc trưng là xem xét nội tâm phật tính của bản thân qua việc rèn luyện hàng ngày.

 

Lớp học thư pháp Udoyoshi



  

Tại "Lớp học thư pháp Udoyoshi" ở Yushima, Tokyo có tổ chức các lớp trải nghiệm thư pháp mà ai cũng có thể tham gia một cách dễ dàng. Lớp học thư pháp Udoyoshi được tổ chức tại các phòng kiểu Nhật đã bày sẵn đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Vì vậy khách du lịch có thể trải nghiệm dễ dàng. 

Tại lớp học thư pháp Udoyoshi, các bạn có thể trải nghiệm thư pháp kiểu Nhật trong không gian thanh bình. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết một cách cẩn thận, vì vậy ngay cả các bạn lần đầu tiên trải nghiệm cũng có thể an tâm. 

Các bạn có nhiều cách trải nghiệm khác nhau với thư pháp ví dụ như thưởng thức như một tác phẩm nghệ thuật, tìm hiểu về ý nghĩa của các từ ngữ được viết trong thư pháp, viết các ký tự thực tế,...Nếu đến Nhật, các bạn hãy thử trải nghiệm nhé. 

 CH Nhật Bản Hachi Hachi

Theo: matcha-jp.com

Bài viết cùng chuyên mục
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản – Thổi hồn cho hoa lá
04/03/2025
Kết nối thiên nhiên với không gian sống một cách thơ mộng, nghệ thuật cắm hoa Ikebana là một phần của văn hóa Nhật Bản ngày càng phổ biến trong cuộc sống.
Lễ hội búp bê Hina Matsuri 3/3 -Ngày vui của trẻ em Nhật Bản
03/03/2025
Lễ hội Hina được tổ chức với ý nghĩa cầu mong cho các bé gái được khỏe mạnh và hạnh phúc ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Cùng tìm hiểu nhé!
Cập nhật dự báo hoa anh đào năm 2025
24/02/2025
Thời tiết tháng 2 lạnh hơn dự kiến nên mùa hoa anh đào được dự báo sẽ bắt đầu muộn hơn một chút so với bình thường.
Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
Thư pháp - Nghệ thuật truyền thống bởi bút lông và mực đen ở Nhật Bản
Nhật Bản có các loại hình nghệ thuật, văn hóa truyền thống đa dạng được kế thừa và truyền lại qua nhiều năm. "Thư pháp" cũng là 1 trong số đó, đây là văn hóa truyền thống viết chữ theo kiểu chữ được quy định về ký tự,...Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về thư pháp Nhật Bản.
Ngày cập nhật: 15/11/2021


Nghệ thuật truyền thống của Nhật "Thư pháp" là gì?


Thư pháp là văn hóa truyền thống của Nhật Bản sử dụng mực và bút lông là dụng cụ để viết được dùng từ xa xưa, thể hiện chữ Kanji và ký tự một cách nghệ thuật. Khởi nguồn của thư pháp là Trung Quốc nhưng tại Nhật Bản có sự sáng tạo để viết cả các ký tự của Nhật được biến đổi từ chữ Kanji. Thời gian đầu, người ta hay viết chữ chú trọng tính thực tiễn. Nhưng cùng với sự phát triển của văn hóa đã tạo ra cách thể hiện mang tính thẩm mỹ cao. 

Vào khoảng thế ký 6~7 thì thư pháp và kỹ thuật viết thư pháp là môn học cần thiết không thể thiếu đối với giới quý tộc và võ sĩ đạo là những người thống trị Nhật Bản. Truyền thống và kỹ thuật đó cùng với thời gian được mở rộng ra cả tầng lớp phổ thông, hiện nay, thư pháp không chỉ được xem như tác phẩm nghệ thuật mà còn thâm nhập vào cuộc sống của người Nhật, ví dụ như viết bưu thiếp chúc mừng năm mới (※1) bằng bút lông và mực đen.

※1: Bưu thiếp chúc mừng năm mới....là bưu thiếp sử dụng các tấm thẻ hay bưu thiếp của bưu điện để gửi chúc mừng vào năm mới.

 

Tìm hiểu về "Bút lông" và "Giấy Nhật" sử dụng trong thư pháp


Bút lông và giấy Nhật là những thứ cần thiết không thể thiếu trong thư pháp. Mặc dù chỉ là "Bút lông" nhưng bút được sử dụng trong thư pháp cũng có nhiều loại khác nhau sử dụng lông dê, chồn, ngựa,...Lông mềm như lông dê được sử dụng khi viết chữ mềm mại, ngược lại lông cứng như lông chồn, lông ngựa,...được sử dụng khi viết chữ cứng.


Giấy Nhật là loại giấy được sản xuất theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Giấy Nhật thường được sản xuất từ nguyên liệu thực vật như cây gai dầu, cây dâu tằm,...Các dụng cụ này có thể tìm thấy ở cửa hàng văn phòng phẩm hoặc "Tokyu Hands". Các bạn có muốn mua thử mang về làm quà hoặc để thử sức với thư pháp không? 


Có vô số ký tự đẹp


Các bạn có biết trong số các ký tự được viết trong thư pháp dù cùng 1 chữ Kanji hay chữ Nhật thì cũng có rất nhiều loại khác nhau không?

"Kaisho" là kiểu viết chính xác, nắn nót từng chữ Kanji, chữ Nhật theo phương thẳng đứng. "Gyosho" là cách viết phá vỡ các nét, các điểm trong Kaisho. Ngoài ra còn có nhiều cách viết khác nhau như "Sosho" là kiểu ký tự tự do nhất, biến đổi đa dạng nét cong. Kiểu nào cũng mang tính nghệ thuật và rất đẹp. Ngoài ra cũng có nhiều loại khác nhau cho từng loại giấy sử dụng.

 

Thưởng thức thư pháp  

Tại Nhật có nhiều địa điểm mà ngay cả du khách nước ngoài đến Nhật cũng có thể trải nghiệm thực tế thư pháp, hoặc xem và thưởng thức thư pháp. Tôi xin giới thiệu 2 địa điểm sau đây.

 

Bảo tàng Mitsuo Aida

 

  

Bảo tàng Mitsuo Aida là nơi trưng bày các tác phẩm của Mitsuo Aida, vừa là một nhà thư pháp vừa là nhà thơ. Aida rất yêu thích thư pháp và Tanka (thể thơ của Nhật Bản) từ thời trung học, đến năm 18 tuổi, ông đã gặp thầy giáo trong môn Thiền (※2) và chịu ảnh hưởng bởi Thiền. Những lời nhắn nhủ tác động thẳng đến trái tim của mỗi người hiện nay vẫn được mọi người yêu thích. 

Toàn bộ tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng đều được giải thích bằng tiếng Anh, vì vậy ngay cả du khách nước ngoài cũng có thể thưởng thức được ý nghĩa của bài thơ mà không chỉ có nét cá tính và vẻ đẹp của mỗi ký tự.

※2:Thiền……1 phái của Phật giáo. Có đặc trưng là xem xét nội tâm phật tính của bản thân qua việc rèn luyện hàng ngày.

 

Lớp học thư pháp Udoyoshi



  

Tại "Lớp học thư pháp Udoyoshi" ở Yushima, Tokyo có tổ chức các lớp trải nghiệm thư pháp mà ai cũng có thể tham gia một cách dễ dàng. Lớp học thư pháp Udoyoshi được tổ chức tại các phòng kiểu Nhật đã bày sẵn đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Vì vậy khách du lịch có thể trải nghiệm dễ dàng. 

Tại lớp học thư pháp Udoyoshi, các bạn có thể trải nghiệm thư pháp kiểu Nhật trong không gian thanh bình. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết một cách cẩn thận, vì vậy ngay cả các bạn lần đầu tiên trải nghiệm cũng có thể an tâm. 

Các bạn có nhiều cách trải nghiệm khác nhau với thư pháp ví dụ như thưởng thức như một tác phẩm nghệ thuật, tìm hiểu về ý nghĩa của các từ ngữ được viết trong thư pháp, viết các ký tự thực tế,...Nếu đến Nhật, các bạn hãy thử trải nghiệm nhé. 

 CH Nhật Bản Hachi Hachi

Theo: matcha-jp.com

Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
Zalo