"Ô Nhật" - Vật dụng thường ngày gắn liền với cuộc sống của người Nhật

Vật dụng không thể thiếu vào mùa mưa kéo dài ở Nhật.....đó là “chiếc ô”.
06/05/2021


Vì mùa mưa diễn ra hàng năm nên người Nhật đã liên tục cải tiến chiếc ô qua một thời gian dài. “Ô Nhật” là sản phẩm đặc thù của Nhật Bản đã được tạo ra theo cách đó, nó không chỉ liên hệ mật thiết với cuộc sống của người Nhật mà còn liên quan sâu sắc đến văn hóa từ vẻ đẹp của nó.

 

Sức hút của ô Nhật được tạo ra từ "Truyền thống" 

Sức hút của những chiếc ô Nhật ở khoảnh khắc khi bạn mở ô. Chiếc ô vừa có vẻ đẹp mang tính hình học khi chiếc ô đó mở rộng ra thành hình tròn gần như toàn diện, nhưng cái mà tôi muốn mọi người xem là “bên trong” của ô.

 

Hàng chục chiếc xương trên khung của ô xòe rộng đều nhau tăm tắp, được khâu bằng các mũi khâu đều đặn tạo nên vẻ đẹp tinh xảo chinh phục hoàn toàn người xem. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về độ tương phản giữa khung xương màu đen được xòe rộng hoàn toàn và lớp giấy dán tươi sáng.

 

 

Nếu bạn đã hiểu được vẻ đẹp tạo hình của chiếc ô, bây giờ bạn hãy thử cầm một chiếc ô lên. Tay cầm của ô rất quen thuộc và vừa vặn với tay bạn. Thật kỳ diệu phải không?

Thật ra, hầu hết chất liệu của ô Nhật là nguyên liệu tự nhiên từ xa xưa, từng chiếc từng chiếc ô đều được chế tạo bằng tay của những người thợ.

Vẻ đẹp tinh xảo, cảm giác yên tâm - "Truyền thống của Nhật bản" đang hỗ trợ cho sự thu hút của những chiếc ô Nhật.

 

Ô Nhật gắn liền với cuộc sống và văn hóa của Nhật Bản 

Để tìm hiểu nguồn gốc của ô Nhật, chúng ta hãy ngược dòng quay lại Nhật Bản cổ đại. Chính xác là vào năm nào thì không ai biết rõ nhưng vào nửa sau thế kỷ 5, hình như đã có một loại ô được lưu truyền đến từ Trung Quốc gọi là “Tengai” (vòm trời).

Tuy nhiên, loại ô Tengai này không phải là loại ô có thể đóng mở giống như ô Nhật. Việc hình thành nên chiếc ô Nhật là quá trình sử dụng và phát hiện ra những lỗi, đồng thời cải tiến khi dùng thử của người Nhật. Bằng việc sử dụng kỹ thuật chế tạo giấy độc đáo của Nhật Bản và chế tác tre một cách tỉ mỉ, ô Tengai đã được cải thiện từng chút, từng chút một.

Chiếc ô Nhật có khả năng đóng mở như hiện nay được cho là đã hoàn thiện vào thời Muromachi.

 

Bạn có biết ô Nhật cũng được biết đến với tên khác là “Bangasa”? 

Về lý do của tên gọi này thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng giả thuyết có hiệu lực nhất là “vì ô sẽ được đem ra để cho mượn trong các quán trọ và quán ăn của Nhật nên người ta đã đánh số vào thân ô, nên ô Nhật mới có tên gọi như vậy”.

 

Chùa Zoujouji trong tuyết: Hasui Kawase

Những họa sĩ tranh Ukiyoe thời Edo cũng rất yêu thích mô típ người giương ô Nhật, rất nhiều tác phẩm tuyệt vời đã được tạo ra. Ô Nhật là vật gắn liền với cuộc sống thường ngày của người Nhật từ xa xưa như là một vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt và cũng là nguồn cảm hứng của các hoạt động mang tính nghệ thuật.

Hiện nay những chiếc ô Nhật đang dần bị rơi vào suy tàn do sự phổ biến của ô phương Tây nhưng các nghệ nhân vẫn vừa tiếp tục cố gắng gìn giữ kỹ thuật truyền thống vừa tiếp tục chế tạo những chiếc ô Nhật. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt những người kế tục và khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu nên để hoàn thành được một chiếc ô Nhật sẽ cần một khoảng thời gian khá dài.

 

Nguyên liệu của ô Nhật và phương pháp chế tạo 

Nguyên liệu chủ yếu của ô Nhật là tre, cây bồ đề Nhật, sơn và giấy Nhật. Để chống nước, ngoài việc sơn một lớp dầu thực vật lên trên giấy Nhật, hầu như sẽ không xử lý gì đối với nguyên liệu.

Xương và trục được làm bằng tre, vừa buộc từng thanh tre bằng chỉ và sẽ buộc chặt lại ở bộ phận phía trên của ô được gọi là bàn xoay và phần sẽ sử dụng khi đóng mở ô.

 

Bàn xoay sẽ sử dụng loại gỗ cứng được gọi là bồ đề Nhật. Đến đây sẽ là công việc để tạo khung cho chiếc ô. Phía ngoài của khung sẽ được dán giấy Nokigami và phía bên trong sẽ được dán giấy Nakaokigami, sau đó, dọc theo khung ở phần đỉnh của ô thì sẽ dán giấy Nhật.

 

Sau đó, ở phía trên của giấy đã được dán vào ô, để chống nước người ta sẽ sơn dầu thực vật tổng hợp, ở phần khung phía bên ngoài sau khi đã đóng ô cũng sẽ sơn sơn mài. Sau khi đã phơi khô hoàn toàn dưới ánh mặt trời, người ta sẽ cuốn dây mây vào bộ phận tay cầm, gắn chốt để khóa, khâu những sợi chỉ trang trí vào bên trong ô.

Tất cả đều được thực hiện thủ công, sẽ mất vài tháng để có thể hoàn thành một chiếc ô Nhật. Tất cả các công đoạn đều mất nhiều thời gian và công sức như vậy, nhưng để gìn giữ truyền thống của ô Nhật, những người nghệ nhân vẫn đang làm nó bằng tất cả sự tâm huyết của mình.

 

Vào những ngày mưa ảm đạm, hãy đi ra ngoài bằng chiếc ô Nhật

 

Do sự phổ biến của ô phương Tây nên ô Nhật hiện nay thường được sử dụng vào “ngày nắng”, tức là vào những dịp đặc biệt. Cụ thể, nó thường hay được sử dụng giống như một vật nhỏ trong phong tục của Nhật vào lễ kết hôn truyền thống hoặc khi mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, ô Nhật không phải là vật gì đặc biệt. Từ xưa đến nay nó là “vật dụng hàng ngày” được người Nhật yêu thích.

Ô Nhật không phải chỉ là vật trang trí nội thất hay sản phẩm nghệ thuật, nó hoàn toàn có thể sử dụng một cách thoải mái vào những ngày mưa thông thường.

 

Tiếng mưa rơi vào giấy Karakami cũng có âm sắc biểu hiện khác so với ô phương Tây.

Vào ngày mưa buồn, cầm trong tay chiếc ô Nhật mang sắc màu đặc trưng của Nhật Bản thì bạn có thể sẽ đi ra ngoài với một tâm trạng tươi mới.

 

Nếu có một chút cơ hội thôi, tôi nghĩ bạn cũng nên thử chạm tay vào chiếc ô Nhật. Và hãy nhìn nhận lại kỹ thuật truyền thống tinh xảo độc đáo của Nhật Bản.

 

CH Nhật Bản Hachi Hachi

Theo: matcha-jp.com

Bài viết cùng chuyên mục
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản – Thổi hồn cho hoa lá
04/03/2025
Kết nối thiên nhiên với không gian sống một cách thơ mộng, nghệ thuật cắm hoa Ikebana là một phần của văn hóa Nhật Bản ngày càng phổ biến trong cuộc sống.
Lễ hội búp bê Hina Matsuri 3/3 -Ngày vui của trẻ em Nhật Bản
03/03/2025
Lễ hội Hina được tổ chức với ý nghĩa cầu mong cho các bé gái được khỏe mạnh và hạnh phúc ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Cùng tìm hiểu nhé!
Cập nhật dự báo hoa anh đào năm 2025
24/02/2025
Thời tiết tháng 2 lạnh hơn dự kiến nên mùa hoa anh đào được dự báo sẽ bắt đầu muộn hơn một chút so với bình thường.
Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
"Ô Nhật" - Vật dụng thường ngày gắn liền với cuộc sống của người Nhật
Vật dụng không thể thiếu vào mùa mưa kéo dài ở Nhật.....đó là “chiếc ô”.
Ngày cập nhật: 06/05/2021


Vì mùa mưa diễn ra hàng năm nên người Nhật đã liên tục cải tiến chiếc ô qua một thời gian dài. “Ô Nhật” là sản phẩm đặc thù của Nhật Bản đã được tạo ra theo cách đó, nó không chỉ liên hệ mật thiết với cuộc sống của người Nhật mà còn liên quan sâu sắc đến văn hóa từ vẻ đẹp của nó.

 

Sức hút của ô Nhật được tạo ra từ "Truyền thống" 

Sức hút của những chiếc ô Nhật ở khoảnh khắc khi bạn mở ô. Chiếc ô vừa có vẻ đẹp mang tính hình học khi chiếc ô đó mở rộng ra thành hình tròn gần như toàn diện, nhưng cái mà tôi muốn mọi người xem là “bên trong” của ô.

 

Hàng chục chiếc xương trên khung của ô xòe rộng đều nhau tăm tắp, được khâu bằng các mũi khâu đều đặn tạo nên vẻ đẹp tinh xảo chinh phục hoàn toàn người xem. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về độ tương phản giữa khung xương màu đen được xòe rộng hoàn toàn và lớp giấy dán tươi sáng.

 

 

Nếu bạn đã hiểu được vẻ đẹp tạo hình của chiếc ô, bây giờ bạn hãy thử cầm một chiếc ô lên. Tay cầm của ô rất quen thuộc và vừa vặn với tay bạn. Thật kỳ diệu phải không?

Thật ra, hầu hết chất liệu của ô Nhật là nguyên liệu tự nhiên từ xa xưa, từng chiếc từng chiếc ô đều được chế tạo bằng tay của những người thợ.

Vẻ đẹp tinh xảo, cảm giác yên tâm - "Truyền thống của Nhật bản" đang hỗ trợ cho sự thu hút của những chiếc ô Nhật.

 

Ô Nhật gắn liền với cuộc sống và văn hóa của Nhật Bản 

Để tìm hiểu nguồn gốc của ô Nhật, chúng ta hãy ngược dòng quay lại Nhật Bản cổ đại. Chính xác là vào năm nào thì không ai biết rõ nhưng vào nửa sau thế kỷ 5, hình như đã có một loại ô được lưu truyền đến từ Trung Quốc gọi là “Tengai” (vòm trời).

Tuy nhiên, loại ô Tengai này không phải là loại ô có thể đóng mở giống như ô Nhật. Việc hình thành nên chiếc ô Nhật là quá trình sử dụng và phát hiện ra những lỗi, đồng thời cải tiến khi dùng thử của người Nhật. Bằng việc sử dụng kỹ thuật chế tạo giấy độc đáo của Nhật Bản và chế tác tre một cách tỉ mỉ, ô Tengai đã được cải thiện từng chút, từng chút một.

Chiếc ô Nhật có khả năng đóng mở như hiện nay được cho là đã hoàn thiện vào thời Muromachi.

 

Bạn có biết ô Nhật cũng được biết đến với tên khác là “Bangasa”? 

Về lý do của tên gọi này thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng giả thuyết có hiệu lực nhất là “vì ô sẽ được đem ra để cho mượn trong các quán trọ và quán ăn của Nhật nên người ta đã đánh số vào thân ô, nên ô Nhật mới có tên gọi như vậy”.

 

Chùa Zoujouji trong tuyết: Hasui Kawase

Những họa sĩ tranh Ukiyoe thời Edo cũng rất yêu thích mô típ người giương ô Nhật, rất nhiều tác phẩm tuyệt vời đã được tạo ra. Ô Nhật là vật gắn liền với cuộc sống thường ngày của người Nhật từ xa xưa như là một vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt và cũng là nguồn cảm hứng của các hoạt động mang tính nghệ thuật.

Hiện nay những chiếc ô Nhật đang dần bị rơi vào suy tàn do sự phổ biến của ô phương Tây nhưng các nghệ nhân vẫn vừa tiếp tục cố gắng gìn giữ kỹ thuật truyền thống vừa tiếp tục chế tạo những chiếc ô Nhật. Tuy nhiên, do sự thiếu hụt những người kế tục và khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu nên để hoàn thành được một chiếc ô Nhật sẽ cần một khoảng thời gian khá dài.

 

Nguyên liệu của ô Nhật và phương pháp chế tạo 

Nguyên liệu chủ yếu của ô Nhật là tre, cây bồ đề Nhật, sơn và giấy Nhật. Để chống nước, ngoài việc sơn một lớp dầu thực vật lên trên giấy Nhật, hầu như sẽ không xử lý gì đối với nguyên liệu.

Xương và trục được làm bằng tre, vừa buộc từng thanh tre bằng chỉ và sẽ buộc chặt lại ở bộ phận phía trên của ô được gọi là bàn xoay và phần sẽ sử dụng khi đóng mở ô.

 

Bàn xoay sẽ sử dụng loại gỗ cứng được gọi là bồ đề Nhật. Đến đây sẽ là công việc để tạo khung cho chiếc ô. Phía ngoài của khung sẽ được dán giấy Nokigami và phía bên trong sẽ được dán giấy Nakaokigami, sau đó, dọc theo khung ở phần đỉnh của ô thì sẽ dán giấy Nhật.

 

Sau đó, ở phía trên của giấy đã được dán vào ô, để chống nước người ta sẽ sơn dầu thực vật tổng hợp, ở phần khung phía bên ngoài sau khi đã đóng ô cũng sẽ sơn sơn mài. Sau khi đã phơi khô hoàn toàn dưới ánh mặt trời, người ta sẽ cuốn dây mây vào bộ phận tay cầm, gắn chốt để khóa, khâu những sợi chỉ trang trí vào bên trong ô.

Tất cả đều được thực hiện thủ công, sẽ mất vài tháng để có thể hoàn thành một chiếc ô Nhật. Tất cả các công đoạn đều mất nhiều thời gian và công sức như vậy, nhưng để gìn giữ truyền thống của ô Nhật, những người nghệ nhân vẫn đang làm nó bằng tất cả sự tâm huyết của mình.

 

Vào những ngày mưa ảm đạm, hãy đi ra ngoài bằng chiếc ô Nhật

 

Do sự phổ biến của ô phương Tây nên ô Nhật hiện nay thường được sử dụng vào “ngày nắng”, tức là vào những dịp đặc biệt. Cụ thể, nó thường hay được sử dụng giống như một vật nhỏ trong phong tục của Nhật vào lễ kết hôn truyền thống hoặc khi mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, ô Nhật không phải là vật gì đặc biệt. Từ xưa đến nay nó là “vật dụng hàng ngày” được người Nhật yêu thích.

Ô Nhật không phải chỉ là vật trang trí nội thất hay sản phẩm nghệ thuật, nó hoàn toàn có thể sử dụng một cách thoải mái vào những ngày mưa thông thường.

 

Tiếng mưa rơi vào giấy Karakami cũng có âm sắc biểu hiện khác so với ô phương Tây.

Vào ngày mưa buồn, cầm trong tay chiếc ô Nhật mang sắc màu đặc trưng của Nhật Bản thì bạn có thể sẽ đi ra ngoài với một tâm trạng tươi mới.

 

Nếu có một chút cơ hội thôi, tôi nghĩ bạn cũng nên thử chạm tay vào chiếc ô Nhật. Và hãy nhìn nhận lại kỹ thuật truyền thống tinh xảo độc đáo của Nhật Bản.

 

CH Nhật Bản Hachi Hachi

Theo: matcha-jp.com

Hãy khám phá các chuyên mục khác bạn nhé!
Hachi Hachi Blog - Hàng Nhật cho tổ ấm yêu thương!
Hachi Hachi Blog nơi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản , Ẩm thực, Truyền thống, Văn hóa Nhật Bản!
Zalo